Sách “Pháp Luân Công” và “Chuyển Pháp Luân” của Lý Hồng Chí đã đề cập đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni 75 lần, tác phẩm “Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải” của Lý Hồng Chí nói đến Phật Thích Ca Mâu Ni 32 lần, tác Phẩm Chuyển Pháp Luân Pháp Giải của Lý Hồng Chí nói đến Phật Thích Ca Mâu Ni 31 lần.

Rất nhiều kinh sách bài giảng khác của Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí đều nói về Phật Thích Ca Mâu Ni… Chưa kể đến các trang của tổ chức Pháp Luân Công đã đề cập đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni hàng trăm nghìn lần, riêng tìm kiếm tại trang minhui.org cho kết quả là 11700 kết quả các trang web lớn như Đại Kỷ Nguyên và khoảng 50 trang web tiếng Việt khác nữa thì đề cập đến Phật Thích Ca Mâu Ni cả trăm nghìn lần như vậy Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí nói về Đức Phật và Phật giáo rất nhiều, họ nói những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu sơ bộ qua bài này!

Tổ chức Pháp Luân Công cũng tuyên bố Pháp Luân Công không liên quan đến Phật Giáo. Tại sao kinh sách, pháp thoại của PLC luôn sử dụng các hình ảnh thuật ngữ, câu chuyện của Phật Giáo một cách tùy tiện? Tại sao hình ảnh Lý Hồng Chí được ghép vào hình tượng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni? Trong khi ông Lý Hồng Chí có vợ con và hiện đang sống bên Mỹ?

Tổ chức Pháp Luân Công cũng tuyên bố Pháp Luân Công không liên quan đến Phật Giáo. Tại sao kinh sách, pháp thoại của PLC luôn sử dụng các hình ảnh thuật ngữ, câu chuyện của Phật Giáo một cách tùy tiện? Tại sao hình ảnh Lý Hồng Chí được ghép vào hình tượng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni? Trong khi ông Lý Hồng Chí có vợ con và hiện đang sống bên Mỹ?

Mượn hình ảnh, giáo lý Phật giáo để hạ thấp Phật giáo

Hiện nay có khoảng hơn 50 trang web và vài trăm fanpage truyền bá Pháp Luân Công tại Việt Nam [1] và các trang này luôn đưa ra các câu truyện kinh sách của Phật Giáo, hình ảnh các vị Phật, cũng như các thuật ngữ của Phật Giáo như Pháp Luân, Pháp Thân, Chuyển Pháp Luân, Phật Pháp…..[2].  Nhiều người đã liên hệ đến Phatgiao.org.vn hỏi Pháp Luân Công có phải Phật Giáo không? Pháp Luân Công có phải là một trong tám vạn bốn nghìn pháp môn của Phật Giáo không? Qua điều tra chúng tôi cũng thấy rằng đã có rất nhiều Phật Tử đã bỏ Phật Giáo tham gia Pháp Luân Công vì họ cho rằng Pháp Luân Công là một Pháp môn của Phật Pháp.

Chúng tôi xin khẳng định rằng Pháp Luân Công không liên quan đến Phật Giáo. Tổ chức Pháp Luân Công cũng tuyên bố Pháp Luân Công không liên quan đến Phật Giáo. Vậy tại sao kinh sách, pháp thoại của PLC luôn sử dụng các hình ảnh thuật ngữ, câu chuyện của Phật Giáo một cách tùy tiện? Đặc biệt hình ảnh, giáo lý Phật giáo tràn ngập, phổ biến trong giáo lý, kinh sách, bài giảng của Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công, đây là những dấu hiệu bất thường cần làm rõ.

Trong giáo lý Phật giáo có bài kinh Chuyển Pháp Luân là bài giảng pháp đầu tiên mà Sa môn Tất-đạt-đa Cồ-đàm thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển sau khi Ngài đắc đạo.

Trong giáo lý Phật giáo có bài kinh Chuyển Pháp Luân là bài giảng pháp đầu tiên mà Sa môn Tất-đạt-đa Cồ-đàm thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển sau khi Ngài đắc đạo.

Chúng ta đều biết rằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập Phật Giáo, là biểu tượng của Phật Giáo. Trong giáo lý Phật giáo có bài kinh Chuyển Pháp Luân là bài giảng pháp đầu tiên mà Sa môn Tất-đạt-đa Cồ-đàm thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển sau khi Ngài đắc đạo. Nội dung của Kinh Chuyển Pháp Luân có các điểm chính của Phật giáo, của Ðạo giải thoát, đó là Tứ diệu đế và Bát chánh đạo. Thế nhưng, Lý Hồng Chí đã “đạo” của kinh Phật, để tung ra cuốn Chuyển Pháp Luân của mình, nhập nhèm giữa hai cái tên để lôi kéo đánh lừa mọi người, xảy ra tình trạng cải đạo tinh vi.

Lý Hồng Chí đã

Lý Hồng Chí đã “đạo” của kinh Phật, để tung ra cuốn Chuyển Pháp Luân của mình, nhập nhèm giữa hai cái tên để lôi kéo đánh lừa mọi người, xảy ra tình trạng cải đạo tinh vi. (Nguồn: http://vi.falundafa.org/howtolearn.html)

Do vậy để tái khẳng định rằng Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí đã đề cập đến Phật Giáo như thế nào? Chúng tôi khảo sát nhanh thấy tác phẩm “Pháp Luân Công” và “Chuyển Pháp Luân” của Lý Hồng Chí đã đề cập đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni 75 lần (chú ý là Kinh Phật có kinh Chuyển Pháp Luân thì Lý Hồng Chí cũng viết sách Chuyển Pháp Luân tín đồ của giáo phái này cũng gọi là Kinh Chuyển Pháp Luân, Phật Pháp Vô Biên thì Lý Hồng Chí cũng gọi là Đại Pháp (Pháp Luân Công) Vô Biên…), tác phẩm “Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải” của Lý Hồng Chí nói đến Phật Thích Ca Mâu Ni 32 lần, tác Phẩm Chuyển Pháp Luân Pháp Giải của Lý Hồng Chí nói đến Phật Thích Ca Mâu Ni 31 lần…

Và còn nhiều kinh sách bài giảng khác của Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí đều nói về Phật Thích Ca Mâu Ni….. Chưa kể đến các trang của tổ chức Pháp Luân Công đã đề cập đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni hàng trăm nghìn lần, riêng tìm kiếm tại trang minhui.org cho kết quả là 11700 kết quả các trang web lớn như Đại Kỷ Nguyên và khoảng 50 trang web tiếng Việt khác nữa thì đề cập đến Phật Thích Ca Mâu Ni cả trăm nghìn lần.

Tiếp theo chúng ta tìm hiểu xem Lý Hồng Chí đề cập đến Phật Thích Ca Mâu Ni như nào?

Lý Hồng Chí khẳng định: “Trong quá khứ Như Lai là Phật tầng thấp nhất” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân Quyển II, Học vấn và tu luyện là khác nhau)

Chỗ khác Lý Hồng Chí khẳng định:

“Tầng thích Ca Mâu Ni là tầng Như Lai” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, quyển I )

“Jesus cũng là [ở] tầng thứ Như Lai ấy; Lão Tử cũng vậy”  (Lý Hồng Chí Chuyển Pháp Luân quyển II  )

Ông Lý Hồng Chí viết Nhưng mà đó chính là đạt tới mức độ như vậy, Phật, Như Lai vẫn còn chưa thấy bản nguyên, Như Lai cũng chưa thấy được vũ trụ cuối cùng to lớn nhường nào.” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân quyển II, Giảng Pháp ở Đại Dữ Sơn)

“Phật Như Lai giảng thoại ấy, là thể hiện của Phật tính, cũng xứng là biểu hiện của pháp, nhưng vẫn không phải pháp thực chất của vũ trụ, vì quá khứ quyết không cho phép con người biết được thể hiện chân thực của Phật pháp. Phật pháp là gì thì phải tu luyện lên cao tầng thì mới có thể ngộ ra được, thế nên lại càng không để con người biết được thực chất của tu luyện chân chính”. (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Đại Pháp-Tinh tấn yếu chỉ, 8/10/1995)